Bộ quản trị tài chính cá nhân – Bài số 4 – Góc nhìn tối giản tối giản tiết kiệm để đầu tư và thành công – MINIMALISM & MONEY: MỘT GÓC NHÌN TỐI GIẢN VỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

MINIMALISM & MONEY: MỘT GÓC NHÌN TỐI GIẢN VỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Bộ quản trị tài chính cá nhân – Bài số 4 – Góc nhìn tối giản tối giản tiết kiệm để đầu tư và thành công – MINIMALISM & MONEY: MỘT GÓC NHÌN TỐI GIẢN VỀ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

BÀI VIẾT THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA TEAM CHI NGUYỄN TIẾN SỸ KINH TẾ ĐỂ ĐƯA RA CÁI NHÌN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

 

TỐI GIẢN

CÓ 89 ĐỒ CÁ NHÂN 

MỘT CÁCH NHÌN NHƯNG ĐỘ PHỦ VÀ CÁCH TÍNH TOÁN CHÚNG TA XEM CHI TIẾT

TỐI GIẢN LÀ GÌ ĐỂ LÀM GÌ

CÓ TỐT KO

TỐI GIẢN QUÁ MỨC

CÁC CHỦ NGHĨA TỐI GIẢN

VẪN VỚI QUAN ĐIỂM SỞ HỮU VÀ TỐI GIẢN

Đối với nhiều người, có thể vung tiền vào các mặt hàng vật chất là một biểu hiện của sự thành công. Nhưng Ganesh, người hiện chỉ đang sở hữu 89 món đồ cá nhân, lại suy nghĩ hoàn toàn ngược lại, anh cho rằng càng sở hữu ít thì anh càng có nhiều tự do.

CEO công ty triệu đô sở hữu dưới 100 món đồ cá nhân: Chủ nghĩa tối giản là chìa khóa thành công - Ảnh 1.

CEO Karthik Ganesh

Ganesh đếm từng món đồ của mình. Chẳng hạn: mỗi một món quần áo được tính là một thứ, đồ điện tử, giày dép và các mặt hàng linh tinh khác cũng được tính tương tự. Anh chia sẻ rằng nếu ngày mai phải “đóng gói tất cả đồ đạc của mình”, anh ấy sẽ chẳng cần phải lo lắng nhiều.

Ganesh nói với CNBC Make It: “Lối sống này đem lại cảm giác cực kỳ tự do. Nếu bạn không sở hữu quá nhiều thứ, nó mang lại cho bạn sự thoải mái hơn để có thể giải quyết cuộc sống, công việc, gia đình… Nó cho bạn khả năng xử lý mọi thứ rất khác vì bạn không bị che mắt”.

Lối sống này nhấn mạnh việc tiêu ít tiền hơn và chỉ giữ những món đồ có giá trị và ý nghĩa. Chủ nghĩa tối giản đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, khi đại dịch khiến mọi người phải suy nghĩ lại về những gì là thiết yếu đối với mình và đánh giá lại thói quen chi tiêu sau khi mất việc.

 

tiếp theo phân tích www.tietkiemdautu.com.vn

 

Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác háo hức những ngày đầu năm mới, lũn cũn xếp hàng sau anh chị, chìa hai tay ra nhận từ người lớn những bao lì xì đỏ, khấp khởi mở ra để sờ từng tờ tiền mới coong để hít hà cái mùi mực in đặc trưng – cái mùi mà cùng với bánh chưng, pháo tét, trầm hương từng là “phong vị” của ngày Tết Việt Nam trong tâm trí trẻ thơ của tôi.

Nhưng khi lớn hơn và hiểu biết hơn một chút, sự háo hức ban đầu ấy dần phai đi và đan xen với cảm giác tội lỗi đến kỳ lạ. Là một đứa trẻ, tôi có nên giữ những khoản tiền lì xì này không? Nếu có, tôi nên làm gì với chúng?

Cô bạn ngồi cùng bàn với tôi năm lớp bốn lập luận rằng, vì “tiền lì xì người ta cho mình chính là tiền của bố mẹ mình cho con nhà người ta” nên bạn ấy đưa lại hết cho bố mẹ; nghe đâu năm đó bố mẹ bạn mới xây nhà nên rất cần tiền trang trải. Điều này khiến tôi suy nghĩ rất lâu. Mẹ tôi thường nói: “Lì xì là tiền mừng tuổi, tiền may mắn cho con nên con có thể tiêu vào bất cứ thứ gì mình thích, miễn là trong chừng mực và nên là những thứ có ích” – nhưng cụ thể thế nào là “chừng mực” và “có ích” thì không rõ. Ba tôi thì nghiêm khắc hơn, ông thường lắc đầu trước những dự định chi tiêu (có phần quá phấn khích) của tôi với tiền mừng tuổi và nhắc tôi phải biết nghĩ cho cha mẹ và biết tiết kiệm – nhưng làm thế nào để tiêu tiền có suy nghĩ, tiết kiệm cho mình và người thân thì cũng không rõ ràng. Chân thành mà nói, tôi không nghĩ là ba mẹ tôi thực sự có câu trả lời cho chính họ.

Lớn lên với vốn kiến thức ít ỏi, mơ hồ về quản lý tài chính cá nhân, tôi tiếp tục cảm giác háo hức, khấp khởi, xen lẫn tội lỗi, lo lắng mỗi lần cầm trong tay một khoản tiền mới. Từ những tờ tiền lẻ được cho tiêu vặt mỗi tháng, đến những tờ tiền lớn hơn kiếm được từ việc dạy gia sư, viết báo thời sinh viên, đến những lệnh chuyển khoản lương hằng tháng khi ra trường đi làm, tôi thực sự mơ hồ với mọi kế hoạch chi tiêu. Nhưng phải tới khi đi du học và tự bươn chải cho cuộc sống ở nước ngoài, tôi mới hiểu cảm giác bất an với đồng tiền là như thế nào – khi mà có những tháng, số tiền học bổng cộng với làm thêm sau khi trả tiền thuê nhà, điện nước, chỉ còn lại vài chục đô-la ít ỏi cho cả tháng sắp tới. Lúc này, tôi mới cuống cuồng tìm hiểu kiến thức về quản lý tài chính cá nhân như một cách để sinh tồn.

Tuy nhiên, một cú search Google cũng đủ gây choáng váng: hàng chục khóa học về đầu tư, quản lý tài chính, hàng trăm đầu sách về làm giàu, vô vàn những lời khuyên về chi tiêu cho những người trẻ như tôi. Và không phải lời khuyên nào cũng khớp nhau: Người trẻ được khuyên nên đầu tư sớm để tối đa lãi suất cộng dồn, nhưng cũng cần để tiền vào một quỹ ổn định cho hưu trí, rồi cũng nên cân nhắc đầu tư vào địa ốc vì giá nhà đất đang ngày càng tăng, điều rất quan trọng là phải tiết kiệm ngay từ bây giờ để sau này còn làm việc lớn, nhưng vì tuổi trẻ chỉ đến một lần nên cũng cần trải nghiệm du lịch để mở mang đầu óc… Làm sao một người mới bắt đầu sự nghiệp có thể làm tất cả những việc đó?

Quá ít thông tin về tài chính dẫn đến việc người trẻ lỡ nhiều cơ hội, nhưng quá nhiều thông tin cũng gây mất phương hướng, không biết nên bắt đầu từ đâu.

Gần đây, sau nhiều năm lặn ngụp trong “biển” thông tin về tiền tệ, làm giàu, tôi quyết định theo đuổi duy nhất một quy tắc tối giản về quản lý tài chính cá nhân:

Tiêu ít hơn số tiền kiếm được

Đây gần như là điều quy nhất mà tất cả sách vở, tài liệu, chuyên gia tài chính đồng ý. Nó tối giản đến ngỡ ngàng, những không hề đơn giản để thực hiện.

Bài viết này sẽ đưa ra một số gợi ý (cũng với tinh thần tối giản) để áp dụng quy tắc này.

 

TẠI SAO CẦN TIÊU ÍT HƠN SỐ TIỀN KIẾM ĐƯỢC ?

Nếu tiêu ít hơn số tiền kiếm được ta sẽ có khoản dôi dư, nếu tiêu đúng bằng số tiền kiếm được ta không còn đồng nào, và nếu tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được thì tài khoản sẽ về âm và ta có thể phải vay mượn mới cân bằng được thu chi.

Đây là một bài toán cộng trừ đơn giản, trẻ con cũng biết làm. Tuy nhiên, để tiêu ít hơn số tiền kiếm được không phải dễ.

Phần lớn mọi người than phiền rằng vì họ không kiếm đủ tiền nên mới tiêu hết hoặc thậm chí nhiều hơn những gì mình kiếm được. Đây đúng là một thực tế.

Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi kiếm được nhiều hơn, nhu cầu chi tiêu cũng tự khắc tăng theo vì con người có xu hướng thích nghi nhanh với mức sống mới. Vì vậy, nếu không đặt ra giới hạn, kiểm soát và kỷ luật với chính bản thân mình, tiền kiếm được dù nhiều đến mấy cũng không đủ cho chi tiêu.

Một phương pháp đặt giới hạn hiệu quả, tích cực, mà không quá gượng ép chính là xác định mục tiêu tài chính cho mình. Nếu ngay bây giờ bạn nhìn vào gương và tự hỏi: Giả dụ có một khoản tiền dư cuối tháng, mình nhất định cần phải làm việc gì?” (nhấn mạnh là cần chứ không phải muốn), câu trả lời sẽ giúp đưa bạn đi đúng hướng.

Một số mục tiêu lớn về tài chính thường gặp là:

TRẢ NỢ

Dù là nợ tín dụng, nợ ngân hàng, nợ trả góp nhà, hay nợ người quen,… với lãi suất cao hay thấp, càng trả nợ nhanh thì bạn sẽ càng có tiềm lực tài chính, đầu óc thảnh thơi và tâm thế tự do để làm những gì mình muốn.

Hai phương pháp phổ biến nhất để trả nợ là: (1) trả nợ khoản nợ có lãi cao nhất trước, bất kể số dư nợ là bao nhiêu để cắt bớt lãi, hoặc (2) trả nợ khoản có số dư nợ thấp nhất trước, bất kể lãi là bao nhiêu, để tạo đà trả nợ nhanh.

TIẾT KIỆM CHO TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP

Có một khoản cố định trong ngân hàng sẽ giúp bạn tránh được sự hoảng loạn và đâm đầu vào vay nợ mỗi khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra (như bệnh tật, mất việc, tai nạn, v.v.). Chuyên gia tài chính thường khuyên bạn nên bắt đầu với 1.000 đô-la (khoảng 23 triệu đồng) cho quỹ khẩn cấp này, và sau khi trả nợ, dần nâng lên mức 3-6 tháng tiền tiêu tối thiểu hằng tháng (ví dụ, nếu chi tiêu tối thiểu trong gia đình là 10 triệu đồng, quỹ khẩn cấp này nên có từ 30-60 triệu đồng).

TIẾT KIỆM CHO KẾ HOẠCH LỚN

Nếu bạn có dự định làm một việc gì đó cần tiêu đến nhiều tiền (như du học, du lịch, mua xe, mua nhà, sửa nhà, mở doanh nghiệp, cưới hỏi, v.v.), việc tiết kiệm một khoản riêng từ sớm là vô cùng quan trọng để đảm bảo, ít nhất về mặt tài chính, những kế hoạch này sẽ thành hiện thực. Bạn có thể để tiền vào quỹ tiết kiệm với lãi suất ổn định hoặc mua những gói bảo hiểm có kỳ hạn và mục tiêu phù hợp với kế hoạch của mình.

ĐẦU TƯ

Bất kể là đầu tư bằng phương pháp nào, vào ngạch nào, vào thời điểm nào, bạn cũng sẽ cần tiền. Để ra một khoản tiền đầu tư từ sớm và đầu tư có mục đích là cách nhiều tỷ phú trên thế giới bắt đầu sự nghiệp làm giàu. Đầu tư vào thị trường chứng khoán với kế hoạch lâu dài, đa dạng vẫn là phương pháp đầu tư phổ biến nhất, bên cạnh đầu tư bất động sản và góp vốn kinh doanh.

TÍCH LŨY HƯU TRÍ

Không ai có thể làm việc đến hết đời, bởi vậy, về hưu là tương lai không tránh khỏi của tất cả mọi người. Càng trẻ, bạn càng có thời gian và cơ hội để tích lũy. Nếu như thế hệ ông bà, cha mẹ chúng ta chỉ trông chờ vào đồng lương hưu cố định sau tuổi đi làm thì ngày nay, với công nghệ và kiến thức mới, người trẻ rất nên tích lũy sớm hơn (với nhưng kênh đầu tư và tiết kiệm phía trên) để chủ động hơn cho tương lai của mình.

LÀM SAO ĐỂ TIÊU ÍT HƠN (TIẾT KIỆM)?

Tiết kiệm, đặc biệt với những người trẻ, càng ngày càng khó khi quảng cáo nhan nhản khắp mọi nơi, người người làm đa cấp mời mua sản phẩm hằng ngày, mạng xã hội khiến chúng ta khát khao những món đồ hợp thời nhất. Tuy nhiên, nếu trang bị cho mình mục đích rõ ràng, ta sẽ dễ kiềm chế bản thân hơn với những cám dỗ vật chất không đáng có.

Bên cạnh đó, có rất nhiều phương pháp thực hành tiết kiệm một cách tích cực như:

SỐNG TỐI GIẢN

Dù bạn có tin theo Chủ nghĩa tối giản hay không, ai cũng có thể tối giản hóa cuộc sống của mình thêm ít nhiều bằng cách bỏ/bán đi những đồ đạc dư thừa, từ chối bớt những buổi ăn nhậu, tụ họp vô bổ, xa rời những người “bạn” hay đặt nặng giá trị vật chất.

LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU

Bắt đầu bằng việc ghi chép lại những khoản chi tiêu hằng tháng (qua ứng dụng điện thoại, trên phần mềm máy tính, hay bằng giấy bút thông thường) và đặt cho mỗi đồng tiền một mục đích là cách tốt nhất để kiểm soát tài chính cá nhân.

ĐỢI ÍT NHẤT 24 GIỜ

Khi dự định mua một món đồ nào đó có giá trị cao, nên cân nhắc trong ít nhất 24 giờ (hoặc tốt hơn là 3 ngày) trước khi mua để tránh tiêu tiền trong tâm lý hấp tấp, vội vàng, thiếu suy nghĩ.

 

LÀM SAO ĐỂ KIẾM NHIỀU HƠN (TĂNG THU NHẬP)?

Ai cũng muốn kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng tăng thu nhập không hề dễ dàng vì nó yêu cầu sự thay đổi, bước ra khỏi vùng an toàn của mình – điều mà không phải ai cũng sẵn sàng.

Tuy nhiên, tùy vào khả năng và hoàn cảnh của mình, bạn có thể tăng thu nhập với một số gợi ý sau:

YÊU CẦU TĂNG LƯƠNG TẠI VỊ TRÍ BẠN ĐANG LÀM

Nếu bạn thể hiện được khả năng của mình và muốn gắn bó với công việc hiện tại, bạn có thể nói chuyện với cấp trên về khả năng tăng lương để có điều kiện làm việc lâu dài hơn.

TÌM CƠ HỘI MỚI

Nếu yêu cầu tăng lương không được chấp nhận, bạn có thể tìm kiếm cơ hội tốt hơn bằng cách vừa tiếp tục làm vừa tìm việc mới với mức lương cao hơn hoặc làm thêm ngoài giờ, làm trên mạng để kiếm thêm thu nhập.

PHÁT TRIỂN BẢN THÂN

Nếu không thay đổi được công việc hiện tại, không được tăng lương và cũng không có điều kiện làm thêm ngoài giờ, việc tốt nhất bạn có thể làm ở thời điểm hiện tại là tận dụng thời gian trống để phát triển bản thân, chuẩn bị mình để đón cơ hội mới.

Ví dụ, nếu như công việc chính trước đây cần 8 tiếng để hoàn thiện, bạn nên cố gắng tập trung làm việc hiệu quả hết sức để giảm thời gian hoàn thành công việc xuống 2-4 tiếng (với yêu cầu chất lượng công việc vẫn đảm bảo). Thời gian trống còn lại bạn có thể học khóa học kỹ năng mới, network trên mạng, đọc sách phát triển bản thân,…

Nếu chia số tiền lương cuối tháng ra từng giờ làm việc, cách làm này giúp bạn tự tăng lương cho mình bằng việc nâng số tiền lương trả theo giờ lên gấp 2-4 lần và đầu tư thời gian trống vào “dự án bản thân mình”.

Trái với suy nghĩ mơ hồ, bất an khi nghĩ về tiền bạc trước đây, áp dụng quy tắc tối giản này, tôi nhận ra rằng quản lý tài chính cá nhân không nhất thiết phải quá phức tạp, cao siêu và khó tiếp cận. Tuy nhiên, quản lý tốt yêu cầu tinh thần trách nhiệm cao, kỷ luật tốt và kế hoạch cụ thể cho chính bản thân mình. Với cái nhìn tối giản về đầu vào và đầu ra của từng món tiền mình có, ta có thể thực hiện những bước nhỏ ngay từ bây giờ để tiến tới tương lai tự do và thịnh vượng tài chính không xa.

 

Thông tin tuyển dụng ngay nhé —> Thông tin tuyển dụng tại đây

 

 

Các thông tin thêm

Liên hệ team #ông già đầu tư

hệ thống www.dautugi.vn và các nhóm www.nhom.com.vn

Các kiến thức quản trị và tư vấn đầu tư

  1. www.dautugi.vn
  2. www.kienthucdautu.vn
  3. www.kienthuctaichinh.vn
  4. www.nguyenquanghoc.vn
  5. www.davidhoc.com
  6. www.forex.vn
  7. www.tradecoin.vn
  8. www.khoahocdautu.com
  9. www.baihocdautu.net
  10. www.onggia.info
  11. www.nguyenquanghoc.com
  12. www.thantaicopy.com

Thụ động là hoa hồng là com lots

nếu bạn vận hành tiền đẻ ra tiền hãy theo dõi copy thần tài cùng team #onggiadautu

Giới thiệu David HOC

No loss system Một trong những giải pháp không thua lỗ Tâm đức trí tài ...

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *